Những điều nên biết khi sử dụng xe gắn máy

Những điều cơ bản này không nhất thiết bạn có thể tự sửa chữa được, mà chủ yếu có cái cơ bản để bạn biết xe bị gì, hoặc cần thay thế gì sau khoảng 1 thời gian sử dụng.

Không phải ai cũng biết hết và đủ về xe máy. Có nhiều người thắc mắc cách kiểm tra và khi nào nên thay những phụ tùng trên xe. Bài viết này sẽ cho bạn biết ít nhiều về xe máy.

1. Bánh xe (vỏ xe)

– Với xe mới mua hoặc vỏ xe mới thay thì khoảng 10 ngày (khoảng 2 tuần) nên kiểm tra, bơm áp suất bánh/1 lần.
– Vỏ xe cũ hoặc vỏ xe đã vá vài lần thì khoảng 7 ngày nên kiểm tra, bơm áp suất bánh/1 lần.
Chú ý: Không bơm quá căng hoặc để vỏ xe quá mềm. Dẫn đến mau hư vỏ và gây huy hiểm khi lưu thông.

2. Thắng trước + sau

Thắng đùm:
-Ta nên tăng thắng thường xuyên sau 1 khoảng thời gian xe chạy (có thể ra tiệm nhờ thợ làm nếu không biết).
Thắng đĩa:
-Khi cảm thấy thắng mất độ nhạy hoặc khó sử dụng (bóp thắng cứng, nặng, thắng không nhả…). Tốt nhất nên ra tiệm nhờ thợ làm.

3. Nhông – Sên – Dĩa hoặc dây Curoa (Bộ truyền động xe)

Xe số:
– Sau khoảng 1.000 km hoặc 1 tháng tùy theo thời gian xe chạy, nên kiểm tra tăng sên, tra mỡ bò /1 lần.
– Nếu Nhông – Sên – Dĩa đã mòn sau vài lần cắt sên (khoảng 20.000 km), ta nên thay mới .
Xe tay ga:
– Với xe ga thì đơn giản hơn từ 16.000 đến 20.000 km nên thay mới dây Curoa.
Chú ý: Đừng cố gắng sử dụng thêm vì chúng có thể hư hỏng bất cứ lúc nào, gây mất thời gian và tiền bạc cho bạn, thậm chí nguy hiểm khi lưu thông.

4. Đèn, Kèn, Xinhan, Đề (hệ thống nút điều khiển trên xe)

– Nếu có dấu hiệu nào liên quan tới những thứ trên, ta nên kiểm tra hoặc ra tiệm nhờ thợ làm nếu không biết. Tránh tốn nhiều chi phí sửa chữa sau này.

5. Bình Ắc Quy (Bình điện)

– Khi có dấu hiệu yếu khi bấm (Kèn, Xinhan, Đề ) thì nên đem ra cho thợ sạc lại bình điện.
– Nếu không thể sạc lại thì nên thay mới .Để đảm bảo an toàn khi lưu thông.

6. Phuộc trước + sau (Hệ thống giảm sốc)

– Sau 1 thời gian sử dụng, phuộc sẽ yếu dần hoặc mất khả năng đàn hồi .Ta đem phục hồi phuộc hoặc thay mới nếu phuộc bị cong, nứt.

7. Đồng hồ tốc độ

– Có vai trò quan trọng khi lưu thông, và là thước đo để kiểm tra thay nhớt lẫn kiểm tra mức độ tiêu hao xăng khi xe chạy.
– Nếu có hư hỏng hoặc hiển thị sai tốc độ, bạn nên đem sửa chữa nhé.

8. Thay nhớt

– Xe số lẫn tay ga thì 2.000 km nên thay nhớt /1 lần . Giúp xe vận hành êm, tránh nóng máy và bảo vệ máy bền hơn ít hư vặt.

9. Bugi

– Khoảng 15.000 km, bugi mòn khá nhiều so với ban đầu .Làm đánh lửa yếu khiến hao xăng hơn thậm chí tắt máy nếu gặp mưa.

10. Lọc gió

Trong mô trường hoạt động liên tục, lọc gió rất mau dơ, bám nhiều bụi bẩn .Khiến xe chạy ỳ ạch, hao xăng, thậm chí là phá hư xe nếu rách lọc gió.

11. Hệ thống nạp nhiên liệu (Bình xăng con hoặc phun xăng điện tử)

– Bình xăng con:  Trong xăng có các chất cặn và lọc gió dơ không lọc hết bụi, nên (Bình xăng con hoặc phun xăng điện tử) khá dơ sau 1 thời gian. Xe hao xăng, nóng máy thường do yếu tố này .Ta đem vệ sinh, phục hồi ở các tiệm.

– Phun xăng điện tử:  Lỗ phun xăng rất nhỏ dễ bị nghẹt và sử dụng mạch điện điều khiển,nên ta càng cẩn thận hơn so với Bình xăng con. Nên trách sử dụng sai cách khiến phun xăng bị lỗi . Không tùy tiện vệ sinh đầu phun ở tiệm ngoài nếu không đủ thiết bị.

LK.Khương