Tìm hiểu động cơ Yamaha VVA van biến thiên

Trong thế giới oto, công nghệ van biến thiên VVA không còn mấy lạ lẫm. Tuy nhiên trên những cổ máy 2 bánh, giải pháp này thường chỉ xuất hiện cùng các dòng sản phẩm dung tích lớn giá bán cao. Do đó, quyết định tích hợp VVA bên cạnh hệ thống chống bó cứng phanh ABS vào NVX và NM-X (mẫu xe scooter hạng nhẹ) cho thấy Yamaha rất ưu ái cho 2 mẫu sản phẩm này.

Công nghệ Yamaha VVA là công nghệ hoàn toàn mới của Yamaha, được áp dụng khá rộng rãi trong thời gian gần đây. Gần nhất là trên chiếc Yamaha NMX (NMax), Yamaha NVX 155 2017 với khối động cơ 155cc kết hợp với công nghệ Blue Core và Start Stop System. Vậy công nghệ VVA là công nghệ như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.

Công nghệ VVA viết tắt từ Variable Valve Actuation có nghĩa là Van Biến Thiên. Nhiều người vẫn thường quen với Van Biến Thiên chỉ làm việc dễ dàng trên hệ thống DOHC, nhưng với hệ thống SOHC thì quả là một điều khó cho các kỷ sư.

Với tiêu chí của Yamaha là không áp dụng công nghệ DOHC vào các dòng xe phổ thông vì tính chất gọn nhẹ của khối động cơ. Do đó, các kỷ sư đã phải "suy nghĩ" làm sao có thể áp dụng công nghệ Van Biến Thiên vào hệ thống SOHC. Như vậy, công nghệ VVA ra đời với tiêu chí trên.

Với tính chất của hệ thống SOHC là cho ra momen xoắn cao ở vòng tua thấp phù hợp với các mẫu xe phổ thông ( nước đề tốt) nhưng nhược điểm của hệ thống lại không bền khi ở vòng tua cao (tốc độ cao). Do đó để khắc phục nhược điểm này, công nghệ VVA sẽ hỗ trợ cho khối động cơ làm việc hiệu quả vòng tua cao và cho ra tốc độ cao, nhất là bền bĩ.

Hệ thống VVA được làm việc như sau:

– 2 Van Xả được đẩy bởi cây cò chung được chạy trên 1 gối cam quen thuộc. Nhưng trên 2 Van Nạp sẽ có tới 2 cây Cò làm việc, 2 cây Cò này đều chạy trên 2 gói Cam khác nhau ( 1 Gói vừa và 1 Gói Cao). 2 Cây Cam này sẽ được nối với nhau qua 1 lẫy được đẩy bởi 1 motor điện tử.

– Khi làm việc ở dãy vòng tua từ 6.000rpm trở xuống, Cây Cò ở gói cam vừa sẽ hoạt động bình thường nhằm vào việc tiết kiệm nhiên liệu, không đòi hỏi tốc độ quá cao. Nhưng ở dãy vòng tua từ 6.000rpm trở lên, cây lẫy được đẩy bởi motor điện tử nối với cây Cò chạy trên Gói Cam Cao, lúc này Van sẽ được đẩy sâu và lâu hơn để nhiên liệu vào nhiều hơn. Đồng nghĩa, sức mạnh tăng cho ra tốc độ tăng.

Công nghệ đặc biệt này, giúp cho xe vận hành hiệu quả ở tốc độ thấp lẫn tốc độ Cao. Đó chính là những gì Yamaha muốn. Công nghệ này khi kết hợp với công nghệ Blue Core (Xylanh lệch tâm, làm mát chủ động và hoạt động êm ái, sự êm ái đã được minh chứng ở dòng xe Grande của Yamaha). Cùng công nghệ Start Stop System (SSS) tạm dừng tắt máy, khởi động êm ái không 1 tiếng động.

Tất cả kết hợp với nhau sẽ cho ra 1 khối động cơ đầy mạnh mẽ, bền bỉ và cực kỳ êm ái, tiết kiệm nhiên liệu.

Có nhiều câu hỏi, tại sao Yamaha lại chọn dung tích 155cc để áp dụng công nghệ này. Câu trả lời là Yamaha đang muốn mình vượt ra khỏi "cửa" 150cc mà các đối thủ khác từng làm. Khối động cơ hiện đại kèm "1 ít dung tích lớn" sẽ tạo ra 1 sự khác biệt trong các dòng xe với nhau. Yamaha muốn khẳng định, mình không có đối thủ trong phân khúc này, tạo 1 sự "một mình một cõi" như Yamaha đã từng áp dụng trên dòng xe Exciter 135 và cũng không có hãng xe nào áp dụng dung tích động cơ này.

Tương lai của khối động cơ VVA cũng sẽ được áp dụng cho toàn các dòng xe ở hạng 150cc của hãng, không riêng gì các dòng xe tay ga, các xe số côn tay cũng đang được triển khai trong tương lai gần – xa.

Nguồn:2banh.vn